Facebook

This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

HƯỚNG DẪN PHÂN BIỆT MẬT ONG NUÔI và MẬT ONG RỪNG (Phần 1)

HƯỚNG DẪN PHÂN BIỆT MẬT ONG RỪNG VÀ MẬT ONG NUÔI

----- PHẦN 1 ------


Chào các anh chị, trước hết tôi, Tân - Hoa Ban dành thời gian để viết bài này, đầu tiên là phục vụ công việc kinh doanh, bởi lẽ trong quá trình kinh doanh của tôi, hầu hết khách hàng khi mua Mật Ong Rừng của tôi đều đặt 1 câu hỏi giống nhau là "Làm thế nào để phân biệt Mật Ong Rừng với Mật Ong Nuôi", và "Mật Ong Rừng có đặc điểm khác biệt như thế nào??". Ôi, thay vì trả lời từng người, tôi tôi viết bài này để các anh chị có thể tham khảo, dù các anh chị đọc xong bài này! Có là khách hàng của tôi, hay không. Với tôi cũng thấy vui vì đã góp phần đưa những kinh nghiệm thực tế của bản thân tới tất cả các anh chị khi đọc được bài viết này. Nào, chúng ta bắt đầu nhé

1. MẬT ONG RỪNG LÀ GÌ?

mật ong rừng thật không? Hay là loại nuôi trong rừng, ăn hoa rừng?? :) Tôi xin nhắc lại, mật ong rừng là của ong rừng hoang dã, sống tự nhiên trong rừng, con người không can thiệp gì vào quy trình sinh sống, làm mật của ong, đấy mới gọi là mật ong rừng. Còn tất cả các loại mật ong được con người can thiệp vào quy trình sinh sống, làm tổ cho ong, di chuyển đàn ong đi lấy mật ta phải gọi là mật ong nuôi. Tôi hoàn toàn không đồng ý khi nhiều người, hoặc cơ sở kinh doanh gọi tên mật ong là "Mật Ong Tự Nhiên", "Mật Ong Dã Sinh", "Mật Ong Bán Dã Sinh".....những cách gọi như thế làm người tiêu dùng hoang mang, lẫn lộn thông tin khi tìm hiểu về sản phẩm. Không thể gọi như thế được, chỉ có cách gọi "MẬT ONG RỪNG" và "MẬT ONG NUÔI" mà thôi. Các anh chị xem chi tiết phân biệt hình dưới đây:
Phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi 1
Đấy là đặc điểm khác biệt về lý thuyết giữa Mật Ong Rừng và Mật Ong Nuôi, nhưng còn thực tế, khi kiểm tra, thử nghiệm thì sao? Có rất nhiều cách thử mật ong như Thả vào nước, rỏ 1 giọt mật vào giấy, hay thậm chí như dùng cọng hành lá tươi để thử. Tôi sẽ tiến hành từng cách để các anh chị tham khảo, nhưng tôi xin nói trước, Mật Ong cũng là thực phẩm, mà thực phẩm thì chỉ có vị giác của con người là phân biệt tốt nhất, đơn giản là ta phải nếm thử, ăn thử mới biết được. Nhưng điều này hãy để phần kết luận, còn bây giờ tôi tiến hành thử nghiệm cách thông thường nhất.
3 loại mật ong được mang ra thử nghiệm toàn toàn nguyên chất, vắt ra khỏi tổ, không pha tạp, không sử dụng hóa chất bảo quản. Bao gồm:
Phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi 2
1: THỬ NGHIỆM VỚI GIẤY

Cách này thường được nhiều người nhắc đến khi thử mật ong giả, đểu. Rất tiếc là tôi không kiếm được chai mật giả nào để thử nghiệm, và bài viết này có mục tiêu chính là phân biệt MẬT ONG RỪNG và MẬT ONG NUÔI. Có người bảo mật ong không nguyên chất thì tan - loang trên giấy, có người lại bảo mật ong rừng thì không loang trên giấy. :) Các anh chị xem hình dưới đây
Phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi 3
=> KẾT LUẬN: SAI - các anh chị hãy nhớ rằng, trong mật ong, hầu hết là các thành phần dinh dưỡng. Nhưng mật ong bình thường có chứa đến 17,2% NƯỚC. Lượng nước trong mật cao hoặc thấp tùy thuộc vào loại mật, vào thời điểm khai thác (ví dụ trời nắng ráo, hoặc mưa) mà ta được mật đặc hay mật loãng khác nhau. Mật càng loãng -> CÀNG NHANH LOANG, Mật càng đặc -> LOANG CHẬM HƠN. Nhưng tất nhiên là 100% mật ong, dù nguyên chất đến mấy đều loang trên giấy. (nguồn tài liệu Wikipedia: http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%ADt_ong)
Kết quả: KHÔNG THỂ PHÂN BIỆT MẬT ONG RỪNG VỚI MẬT ONG NUÔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỬ GIẤY
2: THỬ VỚI NƯỚC

:) Phương pháp thử giấy đã không phân biệt được đâu là mật ong rừng, đâu là mật ong nuôi rồi. Ta chuyển sang phương pháp thứ 2 là Rỏ 1 giọt mật vào cốc nước. Có người bảo mật ong rừng thì tròn vo, không tan. Còn mật ong nuôi hoặc không nguyên chất thì thả vào tan ngay trong nước! Không tạo thành giọt.
Mật Ong Rừng tôi thử nghiệm LOÃNG NHẤT Giọt mật rơi xuống thành giọt, nhưng xuống đến đáy cốc là vỡ tan thành 1 lớp mật mỏng dưới đáy.
Phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi 4
Mật Ong Cúc Quỳ RẤT ĐẶC, giọt mật rơi thẳng xuống đáy cốc, nhưng vẫn tan ngay khi rơi đến đáy.
Phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi 5
Mật Ong hoa Nhãn có độ đặc vừa phải, cũng tạo thành giọt.
Phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi 6
=> KẾT LUẬN: SAI, tùy thuộc vào mật ong đặc hay loãng mà khi thả vào nước chúng tạo thành giọt có hình dáng khác nhau! Mật đặc thì giọt mật tròn, lâu tan. Mật loãng thì giọt mật thường không tròn, tan nhanh, và giọt mật rơi xuống tạo thành vết.

Kết quả: KHÔNG THỂ PHÂN BIỆT MẬT ONG RỪNG VỚI MẬT ONG NUÔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỬ NƯỚC

3: THỬ VỚI LÁ HÀNH TƯƠI


Nhiều bài viết nói rằng mật ong càng xịn, càng tốt thì khi ta ngâm lá hành vào mật sẽ héo nhanh, héo nhiều. Và có người nói hành lá nhúng vào Mật Ong Rừng sẽ héo hơn Mật Ong Nuôi. :) Lý thuyết là lý thuyết, bây giờ chúng ta thử nghiệm thực tế.

Phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi 7
Sau 5 Phút. Toàn bộ các cọng hành đã héo, thật khó phân biệt đâu là mật ong rừng, đâu là mật ong nuôi nếu tôi không chú thích.
Phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi 8
Tuy nhiên nếu để ý thật kĩ, ta thấy mật ong Cúc Quỳ có độ đặc nhất, làm cọng hành héo hơn chút ít cho với 2 lá hành còn lại.
Phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi 9
=> KẾT LUẬN: Mật Ong có Vị Nóng (các anh chị nhớ là VỊ NÓNG, chứ không phải TÍNH NÓNG, thực tế trong Đông Y thì Mật Ong có tính HÀN), lá hành thuộc vào loại mềm, thả vào mật ong không héo mới là lạ, đơn cử như chuyện đơn giản là nhiều người thích cho lòng đỏ trứng gà vào cốc, cho mật ong vào rồi ngoáy lên, chỉ 1 loáng là cảm giác như lòng đỏ trứng đã chín. Lá hành héo nhiều, hay héo ít hầu như phụ thuộc vào độ đặc, ngọt của mật ong.
Kết quả: KHÔNG THỂ PHÂN BIỆT MẬT ONG RỪNG VỚI MẬT ONG NUÔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỬ BẰNG LÁ HÀNH

4: KIẾN KHÔNG ĂN MẬT ONG RỪNG???!!!

Lại thêm ý kiến cho rằng nếu là mật ong rừng xịn thì kiến không bao giờ bu vào :). Đã có ai chứng minh chưa nhỉ? Hay chỉ là đồn thổi? Chúng tôi đi rừng khai thác mật ong, mật rơi vãi đầy gốc cây, nếu có đàn kiến xung quanh đấy, 1 loáng là chúng bu đầy! Hoặc thậm chí như mang về đến bản để vắt, xong mà không dội nước rửa sạch thì kiến vẫn bu đầy. Về đến HN, nhà tôi hôm rồi có 1 tổ kiến, hay quá, để tôi thử nghiệm cho các anh chị thấy. Giọt mật bên tay trái là MẬT ONG RỪNG, còn giọt bên tay trái là MẬT ONG NUÔI.
Phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi 10
=> KẾT LUẬN: Kiến thích đồ ngọt, mà mật ong rừng hay nuôi đều ngọt cả (tất nhiên vị ngọt khác nhau hoàn toàn), chả có lý do gì mà chúng không ăn mật. Trừ phi ta pha thật nhiều hóa chất vào mật, ắt là kiến sẽ sợ hãi mà không dám đụng vào :)
Kết quả: KIẾN VẪN ĂN, BU VÀO MẬT ONG RỪNG

XEM TIẾP : CÁCH PHÂN BIỆT MẬT ONG RỪNG VÀ MẬT ONG NUÔI - PHẦN 2 - TẠI ĐÂY 

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

HẠT DỔI - HƯỚNG DẪN PHÂN BIỆT HẠT DỔI



Thời gian vừa rồi, báo Dân Trí có đăng 1 bài viết về Hạt Dổi, em và mấy anh bạn biết về món này, đều có ý kiến chung là anh chàng phóng viên kia viết bài sơ sài quá.

Nhưng trước tiên, mời các cụ đọc bài này: http://dantri.com.vn/xa-hoi/san-dac-san-troi-cho-chi-dai-gia-dam-mua-729740.htm

Trích dẫn "Anh bạn bản địa tiếp lời: “Hạt dổi ở Na Hang có giá nên chỉ đại gia mới dám mua về làm quà, chứ dân thường thì lấy tiền đâu ra mà chơi sang. Hạt dổi Na Hang khác hoàn toàn với các loại hạt dổi ở Tây Bắc. Hạt nhỏ tí xíu chứ không to, nhưng mùi vị thì cực thơm và nồng. Ai đã một lần thưởng thức thì nhớ mãi”.

Vớ vẩn, hạt dổi Tây Bắc, đặc biệt là Lai Châu ngon nổi tiếng xưa nay, ai ở Lai Châu - Điện Biên, nhất là các cụ thích món Tiết Canh đều biết, Hạt Dổi ở Lai Châu hạt rất bé, màu nâu sậm, rất thơm, tế mà tay phóng viên kia lại viết như chỉ có Na Hang mới có hạt dổi ấy. Dổi ở Lai Châu thường là Dổi rừng, mọc tự nhiên, cây cổ thụ rất lớn! Bà con vẫn thường lấy gỗ Dổi để làm Xà nhà.

Đây, hạt dổi Tây Bắc, mạn Lai Châu - Điện Biên đây ạ, hạt nhỏ, nâu sậm, rất thơm.
Hạt Dổi

Còn đây là ảnh trong bài viết của tay phóng viên kia, đây là hạt dổi Đen, To. Không thơm bằng hạt bé, và giá rẻ hơn.


1. PHÂN LOẠI HẠT DỔI:


Ở Lai Châu cũng có 2 loại Hạt Dổi! Bà con trên này phân biệt gọi là HẠT DỔI TO và HẠT DỔI NHỎ. Chi tiết như sau:


- HẠT DỔI NHỎ: Hạt bé, không đều nhau, có hạt bé tí, có hạt lại bằng hạt ngô, thường có màu vàng & đen! Hạt Dổi này cực kì thơm và được ưa chuộng nhất, loại này ít, hiếm hơn và giá bán cao hơn HẠT DỔI TO! Nhiều người thường gọi là DỔI NẾP, thân cây cũng giống Hạt Dổi To, nhưng lá bé hơn, vàng hơn.


- HẠT DỔI TO: Hạt rất to, đen, không thơm bằng Hạt Dổi Nhỏ, ngửi kĩ thì có mùi hắc khá khó chịu, loại này ít được ưa chuộng, số lượng bán nhiều và giá thành rẻ. Nhiều người gọi là DỔI TẺ, đặc điểm cây chỉ khác là lá to hơn & xanh hơn cây Hạt Dổi Nhỏ.


HẠT DỔI NHỎ & HẠT DỔI TO
Hạt Dổi nhỏ

 
2. SỬ DỤNG NHƯ THẾ NÀO?


Mời các bác xem chi tiết hướng dẫn cách dùng hạt Dổi phù hợp nhất, so sánh với hạt Mắc Khén, 1 loại gia vị đặc trưng khác của Tây Bắc nhé. Bác nào chưa biêt Mắc Khén là gì, vui lòng xem thêm tại đây: http://ruousauchit.vn/index.php?route=information/news&news_id=35


Vậy, hạt Dổi dùng để làm gì??? Nhiều việc lắm, làm gia vị, chữa bệnh gì gì đó...nhưng ở đây, em chỉ bàn đến GIA VỊ. Ăn tiết canh mà không có hạt Dổi thì chán lắm, chấm gà vịt luộc mà có thêm hạt dổi thì tuyệt vời lắm, nước Phở mà cho thêm vài hạt dổi thì mùi vị đặc biệt thơm ngon lắm......Nhưng, làm thế nào để sử dụng???? Hạt Dổi dễ sơ chế, nhưng phải đúng cách, chả ai rang lên như tay phóng viên kia viết cả, làm thế nào? Mời các bác xem hình sau.

cách sử dụng Hạt Dổi & Mắc Khén

3. HƯỚNG DẪN SƠ CHẾ & DÙNG HẠT DỔI:


Em sẽ hướng dẫn các bác dùng Hạt Dổi làm gia vị chấm! Với khẩu phần ăn cỡ 4 người, chỉ cần 6 hay 7 hạt là đủ, đừng dùng nhiều quá, ăn rất đắng, mất ngon. Chú ý dùng đến đâu, ta nướng đến đấy, không nên nướng & giã 1 lần, mất hết vị ngay.

hạt dổi

 
NƯỚNG, các bác nhớ nhé, Hạt Dổi phải nướng mới tạo được vị thơm, ngon nhất của nó. Tuyệt nhất là nướng bằng than củi, còn không, các cụ nướng bằng bếp ga vặn nhỏ lửa cũng được. Cứ lấy đũa mà gắp, hơ trên than hồng 1 lát, xoay đều tay, khi nào ngửi thấy mùi thơm bốc lên và hạt dổi phồng lên là được, đừng nướng quá kĩ, cháy ăn đâu có ngon.
nướng hạt dổi
 
Các bác nhìn xem, hạt Dổi sau khi nướng, đạt tiêu chuẩn phải căng mọng, mùi thơm nồng nàn.
hạt dổi làm nước chấm
 
Sau khi nướng xong thì nên giã ngay, lúc ấy hạt Dổi còn nóng, giòn, rất dễ giã nhỏ. Cách đơn giản nhất là dùng bát ăn cơm + chuôi dao! :)
giã hạt dổi

Giã càng mịn càng ngon, hạt dổi mềm lắm, chỉ cần lấy chuôi dao dập nhẹ cũng nát rồi.
hạt dổi

Thành phẩm đây, hạt Dổi giã nhỏ có thể dùng 2 cách sau để làm gia vị chấm.
hạt dổi giã nhỏ


- Chấm khô: Trộn hạt Dổi giã nhỏ với muối, thêm chút ớt! Đơn giản thế thôi, món này rất rất...phù hợp để chấm thịt Gà, Vịt, Ngan....Nai, Hoẵng...
- Chấm ướt: Nếu thích dùng nước mắm, các cụ cho hạt đã giã nhỏ vào bát, chế thêm chút nước ấm (không cho nước nóng già đâu nhé, dễ bị đắng lắm), hòa tan rồi mới rót nước mắm vào.

Cho thêm chút bột canh hoặc muối, thêm vài lát ớt tươi nữa, nếu thích. Ôi, tuyệt vời lắm.
hạt dổi chấm


Hạt Dổi dùng để chấm Thịt là hợp nhất trần đời đấy các bác ạ. Thịt Vịt & Ngan, Lợn, hay Lòng lợn luộc chấm Hạt Dổi thì...tốn rượu lắm.

Hạt Dổi chấm cá thì không hợp bằng hạt Mắc Khén, nhưng cũng ngon lắm. Mời các bác, món cá nướng "Pa Pỉnh Tộp" trứ danh của bà con dân tộc Thái. (Cách làm món Pa Pỉnh Tộp, mời các xem hướng dẫn tại đây: http://ruousauchit.vn/hoa-ban-mat-ong-rung-phan2.html
)

Hạt Dổi nướng

Và vô cùng thiếu sót, nếu ăn tiết Canh mà không có hạt Dổi. Đơn giản thôi, chỉ cần rắc chút hạt Dổi đã giã nhỏ lên bát tiết Canh, ăn 1 lần là nghiền. (10 năm nay em không động tới món này, nhưng cứ nghĩ đến Hạt Dổi, điều đầu tiên em nghĩ đến là nó hợp với Tiết Canh :D )
Tiết Canh và Hạt Dổi


Điện Biên: 24/05/2013

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

HÀNH TRÌNH TÌM MẬT ONG RỪNG Ở THƯỢNG NGUỒN SÔNG ĐÀ - PHẦN 1


Mục lục:

Chào các Bác, sắp xếp mãi, cuối cùng em cũng đi 1 chuyến 10 ngày ngược lên thượng nguồn Sông Đà! Em post mấy tấm ảnh hầu các Bác, nhằm giới thiệu tới các Bác nhiều hơn về Tây Bắc xa xôi! Topic này của em không có ảnh xe cộ, em chỉ muốn mô tả nhiều hơn về cách sống, phong tục tập quán, và những điều giản dị ở nơi đây, mong muốn cung cấp nhiều hơn thông tin để các Bác tham khảo, nhỡ đâu mai này lại có Bác nào offroad đến đây, muốn đi chơi sông nước như em :)! Đích đến của em là bản Nậm Củm, thuộc xã Mường Tè, huyện Mường Tè, Lai Châu! 


 
Em xuất phát từ HN, nhưng đi cùng bố vợ & chú vợ lang thang chơi thủy điện Hòa Bình, rồi Sơn La vài ngày rồi mới lên Điện Biên, nhưng em xin phép không tả cung đường này, vì quá quen thuộc rồi. Em chỉ bắt đầu bằng hành trình bằng xe máy của em từ Điện Biên vào Mường Tè!

Chuyến đi lường trước là vất vả & mệt mỏi nên đối tác đi cùng em chuyến này là cậu em dì đằng nhà vợ, cu cậu này bám theo em câu cá suối, oanh tạc suốt Lai Châu, Điện Biên, ăn rừng, ngủ suối, chịu khổ quen rồi, bơi tốt nên em mới rủ nó đi cùng.

Hành trình đây ạ, từ Điện Biên vào Mường Tè là 200km, từ huyện lên đến bản Nậm Củm thêm 40km nữa.
 

Khởi hành từ 7h sáng, vừa đi, vừa chơi, 10h sáng bọn em đến thị xã Mường Lay! Đây chính là Thị xã Lai Châu phồn vinh ngày xưa, khi chưa chia cắt tỉnh Lai Châu thành 2 tỉnh là ĐIỆN BIÊN & LAI CHÂU, sau cơn lũ kinh hoàng đầu những năm 1990, tx Lai Châu (Mường Lay bây giờ) mới được di chuyển về Điện Biên, rồi cắt thành tỉnh Điện Biên.

Nơi này thủy điện Sơn La ngập nước, đồng bào dân tộc Thái được CP xây nhà tái định cư, nhà phân theo lô, giống nhau y hệt! Thực sự nhìn rất chán!



Đi tiếp 30km thì đến công trình thủy điện Lai Châu! Đặt tại huyện Nậm Hàng, huyện mới thành lập, tách 1 phần từ huyện Mường Tè ra. Đường đoạn này rất tốt, trải nhựa rất rộng, chắc phục vụ xe công trình là chủ yếu.


Từ Nậm Hàng vào đến xã Mường Mô ~25km, đường đất thực sự rất xấu, nắng thì bụi mù, mưa thì trơn trượt! Từ Mường Mô vào Mường Tè là bắt đầu có đường nhựa, đi lại dễ dàng hơn nhiều, nhưng cung đường này cũng đã xuống cấp! 14h20 thì bọn em đã vào đến huyện Mường Tè! 2 anh em ban đầu dự tính là vào Huyện nghỉ ngơi rồi hôm sau mới đi lên bản, nhưng trời còn khá sớm, nên em quyết định đi ngay.

Rẽ trái là vào thị trấn, rẽ phải là đường đi Nậm Củm, thật bất ngờ là sau 5 năm quay lại nơi này, cung đường đi Nậm Củm đã được trải nhựa thẳng thớm, không còn đường dốc đất đỏ, trơn trượt, khổ cực như xưa
Mường Tè

Vui chỉ 1 lát, ôi thôi, đường nhựa chỉ trải khoảng 15km, còn lại là đường đất, đi lại khá vất vả. Hiện tại cung đường này đang được sửa, bọn em đi đến đây đúng lúc vừa nổ mìn làm đường, phải đợi thông xe mới đi tiếp được. Nếu các Bác đi thời gian này, qua đây nên đi vào đầu giờ sáng, trước 9h, và cuối giờ chiều 16h thì ít bị tắc đường. Rất may là nếu có bị tắc, thì cũng chỉ phải đợi khoảng 1 giờ đồng hồ là lại tiếp tục lên đường.
Mường Tè

Vai tê rần vì đường xóc, tay chai hết vì bóp phanh liên tục, 16h30 bọn em cũng đã đến bản Nậm Củm.

Đây là bản có 98% dân số là người dân tộc Thái trắng sinh sống, bản khá lớn với ~300 hộ dân. Quay mặt ra sông Đà, 1 bên là suối Nậm Củm trong lành và cá nhiều vô kể. Tập quán của người Thái (Trắng & Đen) là sinh sống nơi gần Sông, Suối! Làm lúa nước, đánh bắt cá rất giỏi.
nậm củm

Bữa tối tại nhà a Thêm, người thân quen của em mấy chục năm nay! Gia chủ mến khánh, bữa cơm chỉ có cá & đậu phụ, và hẳn nhiên, không thể thiếu rượu. Các Bác nếu có dịp được thăm, nghỉ ngơi nhà đồng bào dân tộc Thái, trước khi uống rượu, hãy nhớ & vui lòng cầm chén rót 1 chút xuống sàn nhà. Đây là tập tục gần như bắt buộc của bà con nơi đây! Rót như vậy là rót cho ông bà tổ tiên, những người đã mất trong gia đình, vì họ quan niệm trong tâm linh rằng: người đã mất luôn hiện diện trong ngôi nhà. Rót rượu như vậy là chia sẻ với người đã khuất.
Nậm Củm

Mục đích chuyến đi này của em vừa là chơi, vừa kết hợp 1 chút công việc. Ăn cơm xong, anh em bàn kế hoạch cho ngày mai! Các ông ấy bảo, cứ chơi đi đã, ok luôn! Sáng hôm sau, 5 anh em (Em + ku em + A Thêm + A Thêu + A Tường, toàn dân bản xứ cả), mang gạo, mắm muối rồi đi sang bên kia Sông Đà bằng thuyền độc mộc.

Thượng nguồn Sông Đà vào mùa này, nước cạn, trong veo, đẹp vô cùng. Nơi đây vẫn còn nguyên vẻ hoang sơ của Sông Đà, chưa bị nước thủy điện dâng lên như vùng hạ lưu. Nom rất chán, y như Hồ Đà vậy.
Thượng Nguồn Sông Đà

Vừa sang đến bên kia bờ Sông, đã bắt gặp ngay vết chân Hoẵng ban đêm xuống sông uống nước! Vết chân lằn trên cát, rất dễ phân biệt vì dấu chân Nai, Hoẵng chỉ có 2 vết móng, còn dấu chân Lợn rừng, Trâu....thì có 4 vết móng.


Anh Tường cả đêm qua thả lưới ngoài Sông Đà, sáng nay đã có 1 mẻ cá kha khá. Em xin mô tả kĩ 1 chút về mấy loại cá ngon nổi tiếng ở đây.

- Bên tay trái các Bác là Cá Pa Đo (gọi chi tiết hơn là Pa Đo - Đăng Veo. "Đăng Veo" nghĩa là "Mũi gãy" theo tiếng Thái). Đây là loại cá ăn ở sát đáy, bám vào đá ăn rong rêu, cá này chỉ dùng chài, lưới mới bắt được! Không bao giờ câu được loài cá này. Da & vảy rất dày, nướng ăn thì ngon lắm.
- Con ở giữa là Cá Chiên, tóm được chú này hơi nhi đồng, chứ cá Chiên lớn nặng 50, 60kg là chuyện bình thường! Cá này ngon nổi tiếng, giá trị kinh tế bây giờ rất cao. Con nào trên 1kg ở đây dân chài vẫn bán 240 đến 260K/kg. Về đến huyện thì cỡ 300K/kg
- Con cuối là cá Lăng (hay còn gọi là Lăng Chấm), cá này thì nhiều nơi có, em xin phép không mô tả nhiều. Thịt cũng ngon tuyệt.
Cá Chiên

Có thực mới vực được đạo, gần trưa rồi, anh em phải nấu cơm ăn đã. Cả nhóm chọn bãi cát cao, sát khe nước để nghỉ trưa! Các Bác nhớ lưu ý, khi đi suối & sông Tây Bắc, việc chọn địa hình để nghỉ ngơi, hoặc ngủ tối rất quan trọng. Không bao giờ được ngủ sát mép nước, hãy chọn bãi đất cao, an toàn. Năm 2012, em đã bị 1 lần tí chết khi đi câu cá ở Tân Uyên - Lai Châu vào tháng 7, ham câu, anh em hạ lều ngay cạnh bờ suối, nửa đêm mưa to, lũ về! Chạy bán sống bán chết, mất hết cả lều bạt, xoong nồi, may mà còn ôm được đồ câu.
Gỏi cá Chiên

Gỏi cá Chiên, món em được ăn lần đầu tiên trong đời, dù thịt cá Chiên luộc, kho thì hồi bé ăn thay thịt lợn nhiều lắm rồi. Gia vị là cái thứ lá cây rừng gì đó mà em không nhớ tên, rất chát, giã nhỏ, trộn cùng với tí muối mà thôi.
Gỏi cá Chiên 2

Bữa trưa nay toàn cá là cá! Cá nướng, Gỏi Cá, Cá nấu canh quả Sổ (1 loại quả rừng chua loét, nhưng nấu với cá thì lại hợp vô cùng).
Cá nướng Sông Đà

Ăn trưa xong, anh Tường lại tiếp tục đi thả lưới, a Thêm & Thêu thì mò vào rừng thực hiện "nhiệm vụ" do em giao phó (em xin phép không đề cập ở đây :) ), còn em & ku cậu Kỳ Anh thì giở đồ nghề ra câu cá, mồi câu dùng luôn cá sống, chặt miếng tươi rồi móc vào lưỡi, chờ đợi thôi.
Câu cá thượng nguồn Sông Đà

Mục lục:








Mường Tè, 15/04/2013
Bản quyền bài viết độc quyền của cơ sở HOA BAN, khi sao chép sang nguồn khác, đề nghị nêu rõ thông tin từ www.ruousauchit.vn

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

MẬT ONG RỪNG MƯỜNG TÈ

MẬT ONG RỪNG MƯỜNG TÈ XỊN 100%, CHỈ CÓ TẠI HOA BAN

Mật ong rừng xịn 100% được HOA BAN thu hoạch trực tiếp từ rừng già, nhân công & thợ ong của HOA BAN là các anh em đồng bào dân tộc Thái tại bản Nậm Củm - huyện Mường Tè - Lai Châu! Chất lượng tốt nhất của mật ong Tây Bắc, phù hợp cho quý khách dùng để điều trị, hỗ trợ chữa bệnh hoặc bồi bổ cơ thể.


Hoa Ban tự hào là đơn vị đầu tiên, và cũng là duy nhất tại thời điểm này, cung cấp được các hình ảnh về thu hoạch mật ong rừng trong Đại ngàn Tây Bắc! Các tài liệu, hình ảnh được Hoa Ban chia sẻ đã nhận được sự cổ vũ, khen ngợi, tạo niềm tin tuyệt đối cho khách hàng khi sử dụng Mật Ong Rừng Mường Tè.
 
Xin mời quý khách đọc & tham khảo kí sự săn & tìm mật ong rừng trong núi rừng Tây Bắc của HOA BAN.


1. SĂN MẬT ONG RỪNG TRONG ĐẠI NGÀN TÂY BẮC:
Bấm vào đây để xem chi tiết: http://ruousauchit.vn/san-mat-ong-rung-trong-dai-ngan-tay-bac-1.html





2. HÀNH TRÌNH TÌM MẬT ONG RỪNG Ở THƯỢNG NGUỒN SÔNG ĐÀ:
Bấm vào đây để xem chi tiết: http://ruousauchit.vn/di-tim-mat-ong-rung-p3.html



 
ĐẶC ĐIỂM MẬT ONG RỪNG XỊN:


- Cực kì thơm, mở nắp chai ra đã thấy mùi thơm sực rồi, ong rừng lấy phấn từ bất cứ loài hoa nào trong phạm vi làm tổ của chúng, 1 tổ ong rừng có thể được làm từ hàng chục đến hàng trăm loại hoa rừng khác nhau. Trong khi đó mật ong nuôi thường & chỉ lấy phấn từ 1 loài hoa (ví dụ: Hoa Nhãn, Vải, Cúc Quỳ, Cà Phê.....)
 
- Mùi hơi ngái của sáp ong, khi nếm thử có vị rất khé cổ.
 
- Mật Ong Rừng thường không đặc! Ví dụ đầu mùa & giữa mùa (tháng 3, 4, 5) mật thường vàng chanh & vàng sậm, loãng. Còn đến cuối mùa (Cuối tháng 5, và tháng 6) bắt đầu đặc hơn, mật chuyển sang màu vàng hổ phách.
 
- Mật Ong Rừng thường tạo khí (hay còn gọi là Gas mật) rất nhiều!

phân biệt mật ong rừng
phan biet mat ong rung
 
TỔ ONG RỪNG MƯỜNG TÈ
tổ ong rừng

CÂY ĐẠI THU & TỔ ONG RỪNG
Tổ ong rừng

TỔ ONG RỪNG CỰC LỚN
ban Mat ong rung

NGUYÊN TỔ ONG RỪNG THƠM NGON
giá mật ong rừng

MẬT ONG RỪNG ĐÃ THU HOẠCH, CHUẨN BỊ VẮT
giá bán mật ong rừng tại hà nội

giá bán mật ong rừng